Bé đón Tết khỏe mạnh nhờ thực đơn ăn dặm hữu cơ an toàn

Bé đón Tết khỏe mạnh nhờ thực đơn ăn dặm hữu cơ an toàn

Các nội dung chính [Ẩn]

    Mặc dù Tết chỉ kéo dài trong 2 tuần nhưng đây là thời điểm bé sẽ được tiếp xúc với rất nhiều thực phẩm khác nhau, trong đó không thể tránh khỏi thực phẩm nhiễm bẩn, có hóa chất bảo quản, phẩm màu… Vậy nên, để bé đón Tết vui khỏe, cả nhà nhàn nhã, mẹ đừng quên lên sẵn menu thực đơn dinh dưỡng khoa học cho bé trong ngày Tết nhé.

    I/ 3 điều mẹ cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé yêu ngày Tết.

    Với những gia đình có con nhỏ, một cái Tết vui hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe của con. Vậy nên để Tết trọn vẹn, việc chuẩn bị thực phẩm, lên sẵn menu ngày Tết cho bé đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần nắm khi xây dựng thực đơn cho bé yêu ngày Tết.

    1. Chọn thực phẩm hữu cơ - Chọn một cái Tết an toàn, khỏe mạnh

    Tết là thời điểm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khó có thể được kiểm soát tốt. Nếu không cẩn thận mẹ rất dễ mua phải thực phẩm hết hạn, cận hạn, thực phẩm tồn dư hóa chất, chứa phẩm màu, thực phẩm bẩn… tiềm ẩn các mối nguy hại cho sức khỏe, nhất là với hệ miễn dịch còn non yếu của các bé. Chính vì vậy, trước khi lên thực đơn, mẹ cần tìm được nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn cho bé yêu và cả gia đình trong dịp Tết.

     

    Nhờ quy trình canh tác nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ các tổ chức hữu cơ hàng đầu như USDA, EU, tuyệt nhiên không có sự can thiệp của hóa chất, biến đổi gen hay bất cứ thành phần gây hại nào cho sức khỏe. Đó là lý do, thực phẩm hữu cơ đang dần trở thành xu hướng lựa chọn của các chị em nội trợ hiện đại, đặc biệt là các bố mẹ có con nhỏ. Không chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối, thực phẩm hữu cơ còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang đến hương vị thuần tự nhiên, tươi ngon để cơ thể phát triển toàn diện. Do đó, trước những bất cập về thực phẩm bẩn, tốt nhất các mẹ nên lựa chọn thực phẩm hữu cơ cho bé yêu và cả gia đình, nhất là trong dịp Tết.

    2. Bảo quản thực phẩm đúng cách

    Thường thì thực phẩm hữu cơ sẽ dễ bảo quản hơn so với thực phẩm thường vì không có sự can thiệp của hóa chất. Tuy nhiên vì kỳ nghỉ Tết kéo dài đến 2 tuần, do đó mẹ cần chú ý về vấn đề bảo quản thực phẩm. Đối với các thực phẩm khô mẹ nên đọc kỹ thời hạn sử dụng, các thực phẩm tươi mẹ nên tìm hiểu cách bảo quản (thực phẩm nào nên bảo quản trong và ngoài tủ lạnh). Nếu mẹ muốn chế biến sẵn các món ăn dặm thì cũng cần chú ý lượng bao nhiêu là đủ để tránh làm mất chất dinh dưỡng trong món ăn.

    3. Tự chuẩn bị những món ăn vặt an toàn cho bé yêu

    Ngày Tết bé, nhất là các bé lớn sẽ dễ tiếp xúc với các thức ăn vặt như bánh mứt, hạt dưa, kẹo ngọt… ở nhà và khi đến nhà bà con, bạn bè… Bạn sẽ chẳng thể nào biết được nguồn gốc của những thực phẩm ấy. Vậy nên, mẹ có thể chủ động tự làm hoặc mua các loại bánh mứt, kẹo ngọt ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn.

    Mẹ nên lên sẵn thực đơn, chia nhỏ thành từng phần để bé sử dụng. Thế nhưng hãy cố gắng kiểm soát chất lượng món ăn, cho bé ăn với mức vừa phải, hạn chế cho bé dùng các loại nước ngọt có gas để tránh các rủi ro cho đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu...

    II/ Gợi ý thực đơn hữu cơ giàu dinh dưỡng, an toàn cho bé đón Tết vui khỏe.

    Sau khi đã lựa chọn được nguồn thực phẩm hữu cơ chất lượng, bạn cần lên menu thức ăn dặm bổ dưỡng cho bé trong những ngày Tết, đặc biệt là trong 3 mùng (mùng 1, mùng 2, mùng 3) vì lúc này các cửa hàng thực phẩm gần như là nghỉ. Mẹ có thể tham khảo gợi ý một vào món ăn dặm cho bé từ 9-18 tháng tuổi sau. 

    Bữa sáng: Nui xoắn xào bò sốt cà chua

    Nguyên liệu:

    recipe17689-636081549647227916.jpg (400×400)

    Cách làm: 

    Bước 1: Luộc chín mì trong 10-15 phút rồi vớt ra để ráo. Đun nóng thìa dầu ăn trong nồi, cho sốt cà chua vào, nêm thêm đường, muối, tiêu, bột ngọt rồi khuấy đều. Tiếp đó cho thịt bò vào đảo đều.

    Bước 2: Cho nui ra dĩa, rưới phần nước sốt lên cùng ít hành ngò là hoàn thành bữa ăn sáng hấp dẫn cho bé yêu.

    Bữa trưa: Súp gà nấm cà rốt

    Nguyên liệu:

    Cách làm: 

    Bước 1: Rửa sạch thịt gà rồi đun sôi với nước xâm xấp cùng ½ thìa cà phê muối đến khi gà vừa chín (vớt bọt trong quá trình nấu) thì gắp ra để nguội rồi xé nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.

    Bước 2: Ngô non mẹ róc lấy hạt ngô, nấm hương mộc nhĩ ngâm nở mềm rồi cắt sợi nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, băm nhỏ. Dừa mẹ chặt lấy phần nước. Trứng mẹ đập lấy lòng đỏ rồi khuấy đều. Trong 1 bát nhỏ trộn 3 thìa bột năng với 5 thìa nước rồi khuấy tan. Hành ngò mẹ rửa sạch rồi băm nhuyễn.

    Bước 3: Cho nước dừa vào nồi nước luộc gà, thêm ít hạt nêm, muối. Nước sôi cho ngô và cà rốt vào đun trong 3-5 phút cho chín rồi cho gà và nấm hương vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc thêm hành ngò là hoàn thành.

    Bữa tối: Cháo bí đỏ thịt gà

    Nguyên liệu:

    • 100g ức gà

    • 100g bí đỏ

    • Một ít gạo

    • Gia vị

    cach-nau-chao-thit-ga-bi-do-bo-duong-cho-be-201908050803581810.jpg (800×472)

    Cách làm: 

    Bước 1: Thịt gà rửa sạch, luộc chín với ít gừng và hạt nêm cho nước dùng đậm vị hơn. Đến khi gà chín, vớt ra để nguội rồi xé sợi nhỏ hoặc xay mịn (nhớ giữ lại nước gà nhé)

    Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi luộc qua nước sôi hoặc hấp chín rồi tán mịn.

    Bước 3: Gạo vo sạch, để ráo nước rồi rang sơ với lửa riu riu để hạt gạo săn lại. Sau đó cho gạo vào nồi, đổ phần nước luộc gà vào nấu mềm, lúc này bạn mới cho bí và thịt vào, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành. Đợi nguội thì có thể cho bé dùng.

     

    Món ăn vặt: Bánh trứng bông cải

    Chuẩn bị:

    Cách làm: 

    Bước 1: Bông cải rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài ở phần thân, thái hạt lựu sau đó trộn với bột mì, ít gia vị hoặc ít thịt bằm nếu bé thích.

    Bước 2: Cho trứng vào tô, đánh đều lòng đỏ rồi cho vào hỗn hợp trên thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó đem chiên hoặc nướng cùng dầu oliu là bạn đã có món ăn vặt hấp dẫn cho bé yêu.

     

    Tết là thời gian mà hầu hết mọi người đều bận rộn, đặc biệt là chị em nội trợ từ chuẩn nấu nướng, vệ sinh nhà cửa đến việc lên thực đơn nấu mâm cỗ. Vậy nên nhiều bà mẹ thường quên mất hoặc chủ quan trong chuyện ăn uống của con cái, đó là lý do không ít trường hợp các bé gặp các vấn đề về tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc trong thời gian Tết. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào mang đến những kiến thức bổ ích cho các mẹ về vấn đề ăn uống của các bé trong dịp Tết.