Gợi ý thực phẩm cần có trong bữa cơm gia đình cho bà bầu từng thời kỳ

Gợi ý thực phẩm cần có trong bữa cơm gia đình cho bà bầu từng thời kỳ

Các nội dung chính [Ẩn]

    Bữa cơm gia đình có bà bầu cần được chuẩn bị kỹ càng hơn để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi qua từng thời kỳ. 

    Dưới đây là những thực phẩm mẹ cần bổ sung cũng như một vài gợi ý bữa cơm cho bà bầu trong gia đình mẹ có thể tham khảo.

    1. Thực phẩm cần có trong bữa cơm gia đình cho bà bầu 3 tháng đầu.

    Việc lên thực đơn bữa cơm gia đình cho bà bầu trong 3 tháng đầu thật sự chẳng dễ dàng gì.

    Bởi lẽ, thường thì đây sẽ là lúc chị em bước vào thời kỳ ốm nghén, với các biểu hiện phổ biến như buồn nôn, ói nhất là vào buổi sáng. Do đó, chủ đề ăn uống gần như chẳng hứng thú mấy với các mẹ bầu.

    Tuy nhiên, 3 tháng đầu là giai đoạn tế bào phôi đang phân hóa cũng như bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản.

    Chính vì vậy, lúc này mẹ có thể không cần ăn quá nhiều (300 calories mỗi ngày) nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai gồm:

    Axit folic (tối thiểu 400mg/ngày) có trong:

    • Các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, bina (cải bó xôi), bắp cải, măng tây, rau mầm…

    • Các loại đậu, chế phẩm từ đậu như đậu tương, đậu đen, đậu phụ, đậu xanh, sữa đậu nành...

    • Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, yến mạch, lúa mì

    • Trái cây như cam, chanh, chuối, quýt, bưởi, bơ...

    • Lòng đỏ trứng gà

    Sắt (40-60mg/ngày) có trong:

    • Thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng

    • Cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bí ngô

    • Bánh mì nguyên hạt

    • Ngũ cốc

    Canxi (800-1000mg/ngày) có trong:

    • Tôm, cua đồng

    • Các loại sữa tươi (sữa bò, sữa dê…)

    • Sữa chua

    Protein (90g/ngày) và các vitamin, khoáng chất có trong:

    • Thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì

    • Họ nhà đậu

    • Vitamin, khoáng chất trong rau bó xôi, súp lơ, cải bắp, cam, quýt, táo, nho...

    Để dễ hấp thu trong 3 tháng đầu mẹ nên chia nhỏ bữa ăn (6 bữa) với lượng vừa phải, hạn chế uống trong lúc ăn. Có thể kết hợp với một số thực phẩm giảm ốm nghén như quế, hạt mùi, húng quế, chanh, gừng, bạc hà…

    Gợi ý bữa cơm cho bà bầu trong gia đình mẹ có thể tham khảo:

    Sáng (mẹ có thể chọn 1 trong số các thực đơn sau)

    • 1 tô ngũ cốc ăn liền trộn sữa + 1 ly sinh tố chuối kết hợp với dâu

    • Cháo thịt (kết hợp các loại rau củ như cà rốt, đậu xanh…)

    • Bánh mì trứng ốp la

    • Bánh mì nướng + 1 ly trà gừng nóng

    • Ngũ cốc ăn kèm các loại trái cây

    • Sinh tố chuối (rau bina, táo, chuối, yến mạch, sữa chua…)

    Ăn vặt mẹ có thể chọn như: bắp ngô luộc, vài múi bưởi, cam, khoai luộc, sữa yến mạch, bánh chuối gừng, bánh gạo, bánh quy hạt chia...

    Trưa (mẹ có thể chọn 1 trong số các thực đơn sau)

    • Menu 1: Cơm, mực chiên, súp lơ luộc, canh thịt băm nấu bí, nước cam

    • Menu 2: Cơm, thịt gà rang gừng, đậu que luộc, lươn xào giá đỗ, nước ép táo

    • Menu 3: Cơm, sườn chua ngọt, canh cải nấu thịt, đu đủ chín

    • Menu 4: Cơm, thịt bò kho, củ cải luộc, đậu phụ sốt cà, vài múi bưởi

    • Menu 5: Cơm, chả cá sốt, canh ngao, măng tây xào bò, nước ép ổi

    Ăn xế mẹ có thể chọn như bánh bao, sữa yến mạch, bánh mì kẹp, cháo, ngô luộc, khoai luộc...

    Ăn tối (mẹ có thể chọn 1 trong số các thực đơn sau)

    • Menu 1: Cơm, thịt lợn rim, thịt bò xào nấm, mướp luộc, ổi

    • Menu 2: Cơm, tôm rang, bắp cải xào, thịt gà luộc, cánh cải nấu nấm, đu đủ

    • Menu 3: Cơm, mực xào ớt chuông, thịt kho trứng cút, su luộc, bưởi 

    • Menu 4: Cơm, cá chép hấp, thịt lợn sốt cà, canh ngao nấu chua, táo

    • Menu 5: Cơm, canh rong biển, rau luộc, thịt bò hầm, cam

    Tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm tái, sống, chưa tiệt trùng và mẹ nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn.

    2. Thực phẩm cần có trong bữa cơm gia đình cho bà bầu tháng thứ 4,5,6.

    Qua thời kỳ ốm nghén, mẹ sẽ bắt đầu có hứng thú với các món ăn trong bữa cơm gia đình. Các chuyên gia khuyên rằng, trong tháng thứ 4,5,6 mẹ chỉ nên tăng từ 4-5.5 kg.

    Về chế độ dinh dưỡng mẹ vẫn cần đảm bảo các chất như ở thời kỳ đầu. Tuy nhiên cần lưu ý:

    • Tăng cường thực phẩm giàu sắt (thịt bò, các loại đậu, rau màu đậm như bông cải xanh, bó xôi, cải xoăn, bắp cải, rau dền…)

    • Cần bổ sung vitamin D, C để tăng hấp thụ canxi và sắt (chanh, cam, bông cải xanh, ớt chuông,

    • Tăng cường hàm lượng canxi (sữa và chế phẩm từ sữa)

    • Giảm lượng muối trong bữa cơm gia đình hằng ngày

    Mẹ có thể tham khảo gợi ý các món ăn cho bữa cơm bà bầu ở mục 1, thay đổi khẩu phần và đa dạng các món ăn cho phù hợp.

    3. Thực phẩm cần có trong bữa cơm gia đình cho bà bầu 3 tháng cuối kỳ.

    Giai đoạn này mẹ sẽ thấy đói liên tục vì thai nhi đang lớn dần, do đó bữa cơm cho bà bầu trong gia đình cần được chú trọng nhiều hơn.

    Bên cạnh các bữa chính, để đáp ứng các cơn đói mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, salad, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, các loại đậu.

    Thời điểm này, trong bữa cơm gia đình cho bà bầu cần tăng cường thực phẩm giàu omega 3 để phát triển trí não của trẻ từ cá béo, cá hồi, các loại hạt.

    Đồng thời, mẹ cần tăng cường rau xanh, uống nhiều nước, trái cây để hạn chế tình trạng táo bón. Đồng thời, hạn chế ăn mặn để chống phù nề.

    Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cần hết sức chú trọng, nhất là chất lượng thực phẩm cần được nâng cao, hạn chế tối đa các thực phẩm kém chất lượng. Do đó mẹ cần lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn để nuôi dưỡng tốt thai nhi mẹ nhé!

     

    Hy vọng với một vài gợi ý bữa cơm cho bà bầu trong gia đình ở trên mẹ đã có thêm cho mình những ý tưởng hay ho cho mỗi bữa ăn trong từng thời kỳ.