10 vấn đề “khó chịu” mẹ bầu thường gặp phải và các lưu ý về dinh dưỡng cần tránh khi mang thai
-
Người viết: Nguyễn Ngọc Thương Thùy
/
Các nội dung chính [Ẩn]
Trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải trải qua những vấn đề “khó chịu” nhất từ sức khỏe đến tâm lý.
Mẹ bầu cần hiểu đây là những triệu chứng bình thường của thai kỳ, không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi.
10 vấn đề “khó chịu” khi mẹ bầu gặp phải khi mang thai
1/ Táo bón khi mang thai
Táo bón là chứng bệnh dễ gặp ở các bà bầu. Tuy không ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón là một trong những nguyên dẫn đến sảy thai, sinh non và suy dinh dưỡng thai nhi,...
Chứng táo bón gây ra một số hậu quả khó lường cho sức khỏe bà bầu như sảy thai hoặc sinh non, rất nguy hiểm.
Hormone, các vitamin và chất sắt bổ sung có thể khiến thai phụ khó đi đại tiện hoặc đi không thường xuyên. Áp lực của tử cung lên trực tràng cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Chứng táo bón có thể xuất hiện suốt quá trình mang thai của mẹ.
Lời khuyên: Chế độ dinh dưỡng của các mẹ phải bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ trái cây. Các mẹ cũng không nên để cơ thể mất nước và nên uống nước ấm vào buổi sáng.
2/ Rạn da khi mang thai
Rạn da là hiện tượng dễ gặp phải ở phụ nữ mang thai, gây mất thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu.
Hiện tượng rạn da khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu tăng cân nhanh so với mức co dãn của da. Nơi thường xảy ra các vết rạn ở vùng bụng, ngực, mông hoặc bắp tay, bắp đùi. Các vết rạn thường có màu tím, đỏ hay trắng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu và thường chuyển thành màu sẫm hơn sau khi sinh.
Khoảng 90% mẹ bầu gặp phải hiện tượng rạn da này, thời điểm thường gặp nhất là trong giai đoạn tháng 6 - 7 của thai kỳ, vết rạn sẽ lớn dần theo cân nặng của mẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rạn da khi mang thai, có thể do cơ địa, thay đổi hormone hoặc do mẹ bầu tăng cân đột ngột,...
Lời khuyên cho mẹ bầu là nên tăng cường chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và vitamin, song song với việc sử dụng các sản phẩm kẽm dưỡng.
3/ Bị suy giảm thị lực
Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi về hormone, sự trao đổi chất, lưu thông máu hay giữ nước,... hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thị lực.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh độ dày và độ cong của giác mạc có thay đổi trong quá trình mang thai của phụ nữ. Vì thế, các hoạt động phẫu thuật mắt chữa cận được khuyến cáo không nên thực hiện trong giai đoạn mang thai. Thị lực bà bầu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Nhìn chung, hiện tượng giảm thị lực ở bà bầu là không quá nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp, thay đổi thị giác là dấu hiệu báo trước một số bệnh nguy hiểm như huyết áp cao.
4/ Giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai
Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người làm ác ngành nghề như giáo viên, nhân viên phục vụ,... Và có thể nói, không bà bầu nào là không bị chứng giãn tĩnh mạch.
Hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính, là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra và nổi lên bề mặt da. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở bà bầu là do khi mang thai, hormone giới tính duy trì thai gây ra hiện tượng này.
Giãn tĩnh mạch có thể gây ra những triệu chứng như tê phù chân và đặc biệt ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho mẹ bầu. Nghiêm trọng hơn, tĩnh mạch có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối nếu chứng giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm.
Lời khuyên: Bà bầu không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên di chuyển nhẹ nhàng thường xuyên. Giữ tư thế ngồi thoải mái, không bắt chéo chân, không kê chân quá cao khi ngồi-nằm và đặc biệt nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.
5/ Thay đổi bầu ngực
Hầu hết ngực của phụ nữ sẽ tăng kích thước trong giai đoạn thai kỳ và đa số mẹ bầu có thể cảm nhận được sự thay đổi này, đây là thay đổi bình thường.
Lời khuyên: Để tạo điều kiện tốt cho bầu ngực phát triển, các mẹ không nên mặc áo quá chật hoặc ôm sát, dinh dưỡng chú trọng vào những thực phẩm lợi sữa.
6/ Buồn nôn, mắc ói mửa
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố, thường xảy ra trong giai đoạn cơ thể mẹ chưa thích nghi được.
Chứng buồn nôn thường xuất hiện vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và thường vào buổi sáng trong ngày, khi dạ dày mẹ bầu đang trống.
Lời khuyên: Không nên nhịn đói buổi sáng, ăn một bữa nhẹ giàu protein trước khi ngủ. Dinh dưỡng cần bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả và tránh thức ăn dầu mỡ, có mùi vị quá mạnh hoặc đồ tươi sống.
7/ Cơ thể mệt mỏi
Đây là triệu chứng dễ hiểu khi thai nhi ngày một lớn dần và mẹ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi con. Nguyên nhân có thể là do mẹ bầu thiếu sắt, một khoáng chất giúp bổ máu.
Lời khuyên: Các mẹ phải nghỉ ngơi nhiều và có sinh hoạt điều độ, khoa học.
8/ Chứng ợ nóng và khó tiêu
Đây là triệu chứng mô tả cảm giác nóng rát trong dạ dày rồi dâng lên đến cuống họng. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bị thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa, suy yếu cơ thắt dạ dày và tử cung, có thể gây tắc nghẽn dạ dày.
Lời khuyên: Các mẹ nên chia thực đơn thành những bữa nhỏ, tránh ăn quá no, có chế độ dinh dưỡng khoa học và đặc biệt phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
9/ Bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch sưng thành cục u, gây đau đớn ở hậu môn. Khi mang thai, trĩ có thể hình thành do thai nhi đang lớn làm tăng áp lực lên trực tràng và âm đạo.
Lời khuyên: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bị táo bón, các mẹ không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, không rặn quá nhiều khi đại tiện, tránh mặc đồ quá chật,...
10/ Ảnh hưởng giấc ngủ
Mẹ đầu rất khó khăn trong việc có được một tư thế thoải mái khi ngủ trong các giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, dễ khiến mẹ bầu mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lời khuyên: Không nên dùng thuốc ngủ, thay vào đó hãy uống sữa ấm trước khi lên giường. Các mẹ có thể tham khảo các biện pháp tránh mất ngủ như ngâm chân với nước ấm hoặc ngâm bồn trước khi đi ngủ,...
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải các vấn đề khó chịu trên, theo khuyến cáo của bác sĩ để khắc phục cũng như hạn chế các vấn này trên thì mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong quá trình mang thai, hoặc Organica khuyên bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sức khoẻ tốt nhất khi mang thai.
Các lưu ý về dinh dưỡng bà bầu cần tránh trong giai đoạn thai kỳ
Những thực phẩm bổ dưỡng luôn được ưu tiên cho mẹ bầu trong những ngày tháng mang thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều thực phẩm tuy quen thuộc nhưng lại khá độc hại, không tốt cho thai nhi mà mẹ bầu cần tránh.
3 tháng đầu thai kỳ: Những nhóm thực phẩm bà bầu nên tránh
Nhóm thực phẩm trái cây bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh
Đu đủ xanh: quả đu đủ có nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, tuy nhiên chúng có đặc tính kích thích các cơ trơn hoạt động làm co thắt, đồng thời cũng kích thích các tuyến sữa gây tiết sữa không cần thiết.
Dứa (trái thơm): chúng là loại quả chứa nhiều vitamin C và nhiều enzym có tác dụng tiêu hóa protein nhanh. Đặc biệt trong dứa có chứa bromelain, một chất có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích tử cung co bóp. Do vậy, ăn thơm trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ có thể làm bóc tách túi thai và gây sảy thai.
Nhãn: quả nhãn chứa nhiều glucose, dễ làm đường huyết tăng cao, gây táo bón, nổi mụn cho bà bầu. Trong ba tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn nhãn, đặc biệt là các mẹ thừa cân hoặc tiểu đường.
Nhóm thực phẩm rau củ bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh
Rau răm: Rau răm có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và gây co bóp cơ trơn, ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.
Rau ngót: chúng được dùng nhiều cho các món canh cho bà bầu nhờ có nhiều sắt, vitamin và nhiều chất xơ. Tuy nhiên, trong rau ngót có một thành phần là papaverin, là chất có thể gây mềm cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp, có thể gây động thai, sẩy thai ở bà bầu.
Khổ qua: tuy có nhiều vitamin và chất xơ nhưng trong khổ qua còn có nhiều quinin, monodicine và vicine, chúng có tác dụng làm co bóp tử cung, gây động thai, sẩy thai. Vì vậy bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh ăn khổ qua.
Nhóm thức uống bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh
Cafe: uống cafe có gây sẩy thai hoặc thai nhi chậm phát triển các chất kích thích có trong loại thức uống này. Cafe còn khiến mẹ bầu mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Rượu bia: các thức uống có cồn không hề tốt cho bà bầu, đặc biệt là trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ. Chúng dễ gây dị tật cho thai nhi, thai chậm phát triển và sẩy thai.
3 tháng giữa thai kỳ: Những nhóm thực phẩm bà bầu nên tránh
Các món ăn, các gia vị mang có tính cay, nóng
Các loại gia vị như ớt, tiêu, ngũ vị hương, hoa hồi,... tuy làm món ăn trở nên ngon miệng hơn nhưng chúng lại khiến bà bầu dễ gặp rắc rối với các bệnh dạ dày, trĩ và đặc biệt là táo bón. Khi bị táo bón, phản xạ tự nhiên của bà bầu là phải rặn thật nhiều để tống chất thải ra ngoài, việc này rất không tốt, có thể gây sinh non hoặc sẩy thai.
Đồ uống nặng, có chất kích thích
Mẹ bầu trong ba tháng giữa thai kỳ uống nhiều caffein có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,... Nghiêm trọng hơn, caffein có thể thông qua cuống rốn vào bên trong thai nhi, có thể gây ra nhiều dị tật thai, ảnh hưởng thai nhi phát triển.
Đồ ăn ngọt
Các loại bánh ngọt chứa lượng đường lớn, có thể làm hao tốn lượng canxi trong cơ thể mẹ bầu. Thiếu canxi khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến khung xương và răng của bé sau này. Ăn quá nhiều socola cũng không tốt, chúng khiến mẹ không có cảm giác đói, ảnh hưởng đến dinh dưỡng, kết quả là cơ thể béo lên nhưng lại không đủ dinh dưỡng để nuôi con. Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên tránh nhiều đồ ngọt.
Mì chính (bột ngọt)
Đây là loại gia vị phổ biến đối với nhiều người Việt nhưng cần phải hạn chế với phụ nữ mang thai, tốt nhất có thể không ăn. Sodium và glutamate là thành phần chủ yếu của bột ngọt, chúng dễ bị kết dính với kẽm trong máu rồi bị thải ra đường nước tiểu.
Ăn nhiều bột ngọt khiến lượng kẽm trong cơ thể mẹ bầu bị thất thoát vô ích, mà kẽm lại là dưỡng chất quan trọng cho hệ thần kinh của thai nhi.
Nhân sâm
Nhiều nghiên cứu y khoa cho rằng phụ nữ trong thời kỳ mang thai đa số âm huyết hư nhược, việc sử dụng nhân sâm sẽ dẫn đến hao tổn âm khí, làm tăng phản ứng của thai nhi sớm, dễ gây sưng phù, cao huyết áp cho mẹ.
Các thực phẩm có chứa chất phụ gia, chế biến sẵn
Các loại đồ hộp chứa nhiều chất phụ gia, là nhân tố nguy hiểm dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Vì vậy, đồ hộp là thực phẩm bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên tránh.
Trong các đồ ăn lên men đóng hộp còn có hóa chất tên alumin, có khả năng thâm nhập qua cuống rốn vài bên trong thai nhi, làm ảnh hưởng đến thai.
3 tháng cuối thai kỳ: Những thực phẩm bà bầu nên tránh
Nhóm thực phẩm trái cây bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên tránh
Các loại quả gồm dứa (thơm), nhãn, đu đủ xanh, táo mèo,... chúng tuy có nhiều vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể nhưng lại chứa một số chất gây co bóp tử cung, dễ gây sẩy thai hoặc sinh non.
Nhóm thực phẩm rau củ bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh
Rau răm, rau ngot, rau sam, ngải cứu, khổ qua, khoai tây mọc mầm là những thực phẩm nhóm rau củ bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh.
Nhóm thực phẩm chế biến sẵn bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh
Thịt hộp, cá hộp, pate,... những thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, ảnh hưởng xấu đến huyết áp của bà bầu.
Các loại đồ ăn như trứng sống, thịt tái, hải sản sống bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng không nên ăn vì chúng chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể gây táo bón cho bà bầu.
Các loại sữa tươi không tiệt trùng cũng là những thực phẩm bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên tránh.
Thực phẩm hữu cơ Organica - Nguồn thực phẩm hữu cơ dinh dưỡng, an toàn cho mẹ bầu
Tại Organica nhiều loại rau củ quả được canh tác hữu cơ đạt chuẩn chứng nhận hữu cơ (organic) của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Liên Minh Châu Âu (EU). Thực phẩm hữu cơ chứa nhiều dinh dưỡng tự nhiên và phương pháp canh tác an toàn với cam kết:
KHÔNG sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
KHÔNG sử dụng giống biến đổi gen
KHÔNG dùng chất bảo quản trong quá trình bảo quản thực phẩm
Chọn thực phẩm hữu cơ giúp mẹ khoẻ, an toàn cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai.