11 thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
-
Người viết: Nguyễn Ngọc Thương Thùy
/
Các nội dung chính [Ẩn]
Biết cách lựa chọn thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh xa căn bệnh nguy hiểm và đầy phiền toái này. Bởi với tiểu đường ai cũng có thể là nạn nhân.
1. Gạo lứt hữu cơ
Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến ở châu Á và các nước phương Tây, nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh.
Do đó để ngăn ngừa căn bệnh này cách tốt nhất là mỗi người nên có chế độ ăn uống khoa học, biết cách lựa chọn và sử dụng những thực phẩm chống bệnh tiểu đường vào thực đơn mỗi ngày của mình.
Thực phẩm đầu tiên phải kể đến để phòng chống bệnh tiểu đường đó là gạo lứt nguyên cám.
Vì chúng còn giữ nguyên cám nên hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng khá cao, đồng thời chỉ số glycemic trong gạo lứt thấp hơn so với gạo trắng, do đó hàm lượng đường hấp thụ vào cơ thể cũng ít hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng gạo lứt rang để nấu cơm ăn thay vì sử dụng gạo trắng hoặc để vậy nấu trực tiếp.
Đồng thời nên lưu ý lựa chọn gạo lứt chất lượng, nguyên cám để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể cao.
2. Hạt chia
Hạt chia là một trong tứ đại ngũ cốc của người Maya ( diêm mạch, bắp, lúa mạch, hạt chia) cực kỳ giàu chất xơ, omega-3, vitamin và các khoáng chất có khả năng đốt cháy chất béo, giúp điều hòa nồng độ glucose, giảm cảm giác thèm ăn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Do đó, dù bị bệnh hay không bị bệnh bạn cũng nên bổ sung hạt chia vào thực đơn mỗi ngày cũng như list danh sách thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
3. Dầu olive
Các nhà khoa học Mỹ đã xác định, một số hợp chất trong dầu olive có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách giúp cơ thể tiết ra thêm insulin, mở đường cho việc phát triển những giải pháp ít tốn kém để chống lại căn bệnh thời đại này.
4. Cá thu, cá hồi...
Nhắc đến thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường tuyệt đối không thể bỏ qua nhóm cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích…)
Đây là nhóm cá cực kỳ giàu omega-3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn hỗ trợ kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu hiệu quả.
5. Ổi
Đây là một trong số ít những loại trái cây có khả năng phòng chống bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu cho thấy, ăn ổi thường xuyên có thể làm giảm hấp thu lượng đường trong máu.
Ngoài ra, ổi còn là loại quả dẫn đầu bằng nhóm trái cây giàu vitamin C, có thể làm giảm tổn thương các tế bào mà bệnh tiểu đường gây ra.
6. Thịt bò
Nếu thịt đỏ là nhóm thịt “khắc tinh” với nhiều căn bệnh như tim mạch, gout, dạ dày thì với tiểu đường thịt đỏ mà cụ thể là thịt bò lại có khả năng tăng khả năng “miễn dịch” với căn bệnh này.
Cụ thể, lượng protein trong thịt bò có khả năng làm bạn có cảm giác no lâu (hạn chế ăn vặt) khi không thấy đói lượng insulin trong cơ thể cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc một trong những bệnh kể trên thì khi chọn thịt bò bạn nên ưu tiên thịt nạc mông, thịt nạc vai, phi lê, sườn và bắp.
Đối với một thịt đỏ khác như thịt lợn nên chọn sườn thăn, lườn thăn, diềm thăn… Và nhất là tránh sử dụng thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
7. Bơ
Bơ là trái cây giàu năng lượng, giàu dinh dưỡng và được xếp vào hàng thực phẩm phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nhiều người vẫn nghĩ ăn bơ béo tuy nhiên thực chất các nghiên cứu lại cho thấy bơ có khả năng quản lý tốt bệnh tiểu đường và rất có lợi cho sức khỏe vì chúng rất ít carbohydrate (thành phần hỗ trợ làm tăng lượng đường trong máu).
Chính vì vậy, những người tiểu đường hay không tiểu đường đều có thể bổ sung bơ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình, nên ưu tiên sử dụng bơ tươi, ăn liền thay vì chế biến thành các món ăn nấu chín.
8. Bơ đậu phộng hữu cơ
Theo hãng tin Time New Network, ăn 2 muỗng bơ đậu phộng 5 lần/tuần có thể làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cụ thể, bơ đậu phộng chứa chất béo không no giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, đồng thời đẩy lùi cảm giác thèm ăn hiệu quả.
Ngoài ra bơ đậu phộng còn là thực phẩm có lợi cho sức khỏe hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như tim mạch, tăng khả năng miễn dịch, các bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, khi sử dụng bơ đậu phộng bạn nên chọn nguồn uy tín, tốt nhất sẽ là hàng hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
9. Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm dẫn đầu bảng nhóm rau xanh tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là vitamin C và các chất chống oxy hóa có khả năng tạo cảm giác no lâu trong nhiều giờ liền.
Đặc biệt đây được xem là thực phẩm “khắc tinh” của bệnh tiểu đường nhờ vào hàm lượng lớn hoạt chất sulforaphane có khả năng kiểm soát tốt đường huyết nhất là ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đồng thời làm giảm các tổn thương đến các tế bào do bệnh tiểu đường gây ra
Ngoài ra bông cải xanh còn là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả và cực kỳ được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày.
10. Các loại đậu
Đậu là nhóm thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả nhờ chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị bệnh đường hiệu quả.
Trong đó phải kể đến đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván trắng...
11. Mướp đắng
Mướp đắng có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 vì nó ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose, điều này cực kỳ có lợi trong việc ngăn ngừa nồng độ đường trong máu tăng sau bữa ăn.
Tiểu đường là một trong những căn bệnh có thể giảm thiểu bằng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hằng ngày. 11 thực phẩm ở trên không chỉ có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Hy vọng chúng sẽ có ích cho tất cả các bạn.