5 lời khuyên hữu ích khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường
-
Người viết: Nguyễn Ngọc Thương Thùy
/
Các nội dung chính [Ẩn]
Biết cách lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường hỗ trợ 90% khả năng điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận...
1. Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám...
Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên dung nạp vào cơ thể 50-60% lượng tinh bột so với người bình thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, người tiểu đường nên thay thế tinh bột bằng nhóm thực phẩm giàu chất xơ, chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, súp lơ, nấm, cà tím, hạt diêm mạch…có tác dụng giảm lượng đường, glucose trong máu, tăng cường sức đề kháng.
Không nên hoặc hạn chế sử dụng cơm trắng, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng (khoai, sắn…)... vì chúng có khả năng làm tăng đường huyết cao và nhanh hơn.
Đồng thời đối với ngũ cốc bạn nên ưu tiên sử dụng loại nguyên cám sẽ giúp bổ sung được hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Bệnh nhân có thể kết hợp ngũ cốc nguyên cám với sinh tố, trái cây tươi để đổi vị thay vì dùng riêng với sữa không đường như trước đây.
2. Kết bạn với các loại cá giàu omega-3, rau củ giàu chất xơ.
Đây là nhóm thực phẩm sinh ra dành cho bệnh nhân tiểu đường nên được bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày.
Cụ thể:
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích… giàu omega-3 và vitamin D có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, làm tăng lượng insulin, giảm tình trạng viêm nhiễm.
Khi chế biến cá nên luộc, nướng, hấp, hầm, làm súp thay vì chiên, rán, xào…
Ngoài ra tôm cũng là thực phẩm nằm trong danh sách dành cho bệnh nhân tiểu đường có thể để làm phong phú thực đơn.
Rau củ giàu chất xơ có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu, giàu chất chống oxy hóa hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, nhất là bệnh về tim mạch.
Danh sách rau củ dành cho bệnh nhân tiểu đường gồm: súp lơ, bí đỏ, rau dền, măng tây, diếp cá, cà rốt, khổ qua, mâm xôi, dưa leo, hành tây, quả bơ...
3. Cân nhắc khi lựa chọn trái cây
Trái cây là thực phẩm “vàng” chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh.
Tuy nhiên với bệnh tiểu đường thì trái cây cần có sự cân nhắc khi lựa chọn và sử dụng, bởi nếu không cẩn thận rất có thể đây là thực phẩm “giết” chết bạn.
Cụ thể, khi sử dụng trái cây bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ:
Mặc dù lượng đường trong trái cây là đường tự nhiên, tuy nhiên bạn cũng cần hạn chế sử dụng một số loại trái cây “giàu” đường như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, nhãn, vải...
Tuyệt đối tránh xa các loại trái cây khô vì chúng còn chứa lượng đường cao gấp nhiều lần so với trái cây tươi.
Thời điểm ăn trái cây an toàn nhất là sau 2h khi ăn vào buổi sáng, giữa trưa 11h và 5h chiều.
Nên đa dạng trái cây với số lượng ít mỗi lần và chỉ nên ăn tối đa 3 lần/ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên lưu ý, nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép, bởi khi bạn nhai lượng đường hấp thụ vào cơ thể sẽ từ từ, nếu có xảy ra biến chứng thì cũng nhẹ và chậm hơn.
4. Nếu ăn thịt hãy chọn thịt bò
Trong tất cả các loại thịt thì thịt bò là thực phẩm ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân tiểu đường.
Axit linoleic tổng hợp trong thịt có khả năng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, giảm cholesterol xấu đi vào cơ thể.
Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường cần tránh sử dụng các loại da như da gà, da vịt, các loại thịt mỡ.
Khi chế biến nên sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè...
5. Nói không với các đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn
Cuối cùng, bệnh nhân tiểu đường cần tuyệt đối tránh xa các thực phẩm đồ hộp, đồ ăn nhanh, được chế biến sẵn như thịt, cá đông, bim bim, mì gói, xúc xích… sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra rượu, bia cũng là những thức uống cần tránh xa vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến gan, làm hạ đường huyết.
Như vậy, khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ, bởi đây là căn bệnh mà chế độ ăn uống quyết định đến 90% hiệu quả điều trị.