5 lưu ý cần thiết khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm chữa bệnh sỏi thận

5 lưu ý cần thiết khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm chữa bệnh sỏi thận

Các nội dung chính [Ẩn]

    Nhiều người đang lựa chọn và sử dụng thực phẩm chữa bệnh sỏi thận sai cách mà không hề hay biết, ví như kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa canxi, điều này dẫn đến hệ lụy bệnh này chưa khỏi đã “lòi” ra bệnh khác.

    1. Hạn chế sử dụng đạm động vật

    Nguyên tắc đầu tiên bạn cần note lại khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm chữa bệnh sỏi thận đó là hạn chế đạm động vật.

    Cụ thể, việc ăn nhiều protein động vật trong chế độ ăn hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận.

    Một số thực phẩm giàu đạm động vật bệnh nhân sỏi thận cần cắt giảm trong chế độ ăn uống hằng ngày như:

    • Thịt bò, thịt lợn, thịt gà

    • Nội tạng động vật

    • Trứng

    • Sữa, pho mát, các chế phẩm từ sữa

    • Động vật có vỏ (tôm, cua, hàu, sò….)

    Tuy nhiên, bệnh nhân sỏi thận cũng nên đảm bảo cung cấp đủ lượng protein mỗi ngày, ưu tiên đạm thực vật nhưng không đồng nghĩa thay thế hoàn toàn hay bỏ hẳn đạm động vật trong chế độ ăn uống.

    2. Nên ăn nhạt kết hợp uống nhiều nước

    Không nhắc thì đây cũng là nguyên tắc nằm lòng của các bệnh nhân sỏi thận trong chế độ ăn uống hằng ngày.

    Cụ thể, các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân sỏi thận nên cắt giảm lượng natri trong các thực phẩm cũng như cách chế biến thức ăn, đồ uống dung nạp vào cơ thể vì chúng là nguyên nhân làm tăng tốc độ phát triển của bệnh.

    Các nghiên cứu cho thấy, cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày có thể làm giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

    Như vậy, khi đã lựa chọn đúng thực phẩm chữa bệnh sỏi thận, bạn cũng đừng quên khi chế biến nên hạn chế nêm muối, chỉ nên sử dụng với lượng nhỏ và duy trì thói quen ăn nhạt.

    Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận với một số thực phẩm bảo quản đông lạnh, thịt hộp, thức ăn nhanh.

    Đồng thời nên tăng cường thói quen uống nhiều nước (2,5-3 lít)  mỗi ngày, điều này giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

    3. Ăn nhiều rau tươi

    Rau tươi giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn cũng như giảm hấp thu các chất gây sỏi thận tốt hơn. Ngoài ra một số nước ép cũng chứa nhiều citrat có tác dụng chống sỏi thận hiệu quả mà bạn nên bổ sung vào danh sách thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận như nước ép cam, bưởi, chanh tươi.

    4. Tránh sử dụng nhiều thực phẩm chứa purin và oxalat

    Thực phẩm chữa bệnh sỏi thận không nên có thành phần purin và oxalate - 2 chất gây nên sỏi thận.

    Cụ thể, đối với purin thường có mặt trong các thực phẩm như cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng lợn, lòng bò.

    Đối với chất oxalate thường có nhiều trong các thực phẩm như các loại hạt, chế phẩm từ hạt như đậu phộng, quả hạch là 2 loại hạt chứa nhiều oxalat nhất.

    Bên cạnh đó cây đại hoàng, cám lúa mì và rau bina cũng là thực phẩm chứa oxalate cần hạn chế.

    Tốt nhất bệnh nhân nên được thăm khám để biết hàm lượng 2 chất này được sử dụng là bao nhiêu.

    5. Sử dụng vừa đủ thực phẩm chứa canxi

    Các nghiên cứu cho thấy, quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, được gây ra bởi nhiều yếu tố chứ không chỉ do dư thừa canxi. 

    Ngược lại việc thiếu hụt canxi có thể gây mất cân bằng, khiến cơ thể hấp thu oxalate nhiều hơn từ ruột và tạo nên sỏi thận, đồng thời việc thiếu hụt canxi còn làm tăng nguy cơ bị loãng xương.

    Mặc dù thực phẩm giàu canxi không có tác dụng chữa bệnh sỏi thận nhưng thiếu chúng lại khiến bệnh trầm trọng hơn.

    Các chuyên gia khuyên rằng, đối với người bình thường, sỏi nhẹ nên uống 3 ly sữa mỗi ngày. 

    Đối với các trường hợp tái đi tái lại nhiều lần, khi xét nghiệm có kết luận là mắc phải chứng đa canxi niệu do tăng hấp thụ canxi từ ruột thì tốt nhất nên sử dụng vừa đủ lượng canxi (tầm 400mg/ngày) tương đường với 1.5 ly sữa tươi. 

    Đồng thời nên ưu tiên thực phẩm chứa canxi có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, bánh mì, một số loại rau (trừ rau bina, các loại đậu, củ cải đường)

    Thực phẩm có vai trò hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận hiệu quả nếu lựa chọn và sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó cần có thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh, nên đi thăm khám thường xuyên để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh.

    Hy vọng với những chia sẻ trên của Organica đã phần nào mang đến những thông tin bổ ích với những ai đang quan tâm đến chế độ ăn uống dành cho người bệnh sỏi thận.