7 thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày và 9 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

7 thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày và 9 lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Các nội dung chính [Ẩn]

    Sử dụng thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày giúp hỗ trợ điều trị cũng như làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang gặp chứng bệnh phiền toái này hay có người thân bị bệnh thì 7 loại thực phẩm cũng như những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây chắc chắn sẽ có ích cho bạn.

    1. Chuối

    Chuối là thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày đầu tiên chúng ta nên kể đến bởi chúng có khả năng trung hòa hàm lượng acid vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày, từ đó giảm nguy cơ sưng, tấy, phồng đường ruột.

    Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown tại Mỹ, thành phần kali trong chuối giúp giảm huyết áp, không chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu.

    Đặc biệt, chất pectin trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mác các chứng táo bón và tiêu chảy.

    Mặc dù tốt, tuy nhiên mỗi ngày bệnh nhân cũng chỉ nên ăn từ 2-3 quả, không nên ăn nhiều, và đặc biệt cần lưu ý khi ăn chuối:

    • Nen ăn chuối chín, không nên ăn chuối xanh (nhất là chuối tiêu xanh) có thể gây đau bụng, khó tiêu…

    • Nên ăn chuối khi bụng no, sau bữa ăn 20-30 phút, tuyệt đối không nên ăn khi đói.

    • Nên ăn các loại chuối như chuối ngự, chuối cau, chuối lá, chuối tây… Không nên ăn chuối tiêu, nhất là chuối tiêu xanh.

    2. Thực phẩm thô (gạo lứt, bắp ngô, các loại đậu, hạt…)

    Thực phẩm thô là nhóm thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày thứ 2 mà bạn cần note ngay vào sổ tay.

    Các chuyên gia cho rằng, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, đau, loét dạ dày.

    Nguyên nhân là vì trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin B rất cần cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, hạt thô chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

    Nhóm thực phẩm thô gồm gạo lứt, nếp lứt, bắp ngô, các loại đậu, một số hạt óc chất béo như mè, hạt điều, hạt bí… lưu ý là còn nguyên lớp màng bên ngoài hạt.

    Đối với gạo bạn nên dùng gạo còn nguyên cám sẽ tốt hơn, ngoài ra bánh mì nướng, khoai tây luộc cũng là một trong những món ăn có thể giúp cải thiện tình hình của bệnh nhân đau dạ dày, làm giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

    3. Táo

    Thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày không thể bỏ qua táo, loại quả chứa hàm lượng lớn pectin có vai trò bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng tiêu chảy, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn. 

    Ngoài ra, pectin trong táo thường giãn nở khi gặp nước, thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, rất tốt cho người bị táo bón.

    Bạn có thể làm sinh tố táo, nước ép táo hoặc các món salad, mứt từ táo để bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình vừa giúp giảm thiểu tình trạng hệ tiêu hóa làm việc quá tải dẫn đến những cơn đau dạ dày.

    4. Cây thì là

    Thì là là thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày tiếp theo, chúng chứa nhiều anethole - chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.

    Ngoài ra, thì là cũng là nguồn thực phẩm giàu các aspartic acid giúp chống đầy hơi. Do đó, việc nhai hạt thì là sau bữa ăn sẽ giúp bạn cảm thấy bụng nhẹ hơn rất nhiều.

    Bên cạnh đó, thì là còn có một số công dụng sau bạn có thể tham khảo:

    • Kích thích tiết sữa cho mẹ.

    • Dầu thì là làm giảm triệu chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

    • Làm long đờm, giảm ho với nước súc miệng từ thì là.

    • Giảm đau bụng kinh.

    • Tăng ham muốn cho cả nam và nữ.

    • Làm lành các vết thương, vết côn trùng cắn.

    5. Gừng

    Gừng là thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày, đầy hơi, khó tiêu đơn giản mà hầu như nhà nào cũng có sẵn trong tủ bếp.

    Bệnh nhân có thể sử dụng gừng trực tiếp bằng cách ngậm và nhai từng miếng gừng tươi thái lát hoặc kẹo gừng, trà gừng với chanh và mật ong…

    Tuy nhiên vì gừng có tính nóng, cay nên việc ăn nhiều gừng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, khi sử dụng gừng cho bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý:

    • Nên cạo vỏ, rửa sạch và thái lát trước khi sử dụng.

    • Không được uống nước ép gừng tươi.

    • Nên kết hợp gừng trong các món ăn, nước uống với lượng vừa đủ.

    • Không nên lạm dụng gừng (chỉ nên dùng 2-3 lát mỗi ngày)

    • Không sử dụng gừng đã lên mầm.

    • Không nên dùng gừng vào buổi tối.

    6, Đu đủ

    Thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày thứ 6 là đu đủ, lượng enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp làm dịu dạ dày bằng cách sản sinh các acidic lành mạnh.

    Việc ăn đu đủ thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón hiệu quả.

    Tuy nhiên, khi sử dụng đu đủ cho bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý:

    • Nên ăn sau bữa ăn, không nên ăn khi dạ dày đang trống rỗng.

    • Không nên ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn trực tiếp, nếu ăn nên ăn đu đủ đã nấu chín.

    • Khi ăn đu đủ cần gọt sạch vỏ, bỏ hạt, loại bỏ sạch lớp màng bên dưới hạt đu đủ.

    7. Sữa chua

    Cuối cùng trong danh sách thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày không thể không đề cập đến đó chính là sữa chua.

    Sữa chua chứa lượng lớn probiotic có khả năng sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

    Bạn nên lựa chọn loại sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua có bổ sung hương liệu và các thành phần khác. Tốt nhất nên sử dụng sữa chua tự làm với các nguyên liệu đảm bảo chất lượng.

    Lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho người bệnh dạ dày

    • Một số thực phẩm không tốt cho bệnh dạ dày như chế phẩm từ sữa, đồ cay, chua, quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, thực phẩm giàu chất béo (hạt chứa chất béo, phomai, thịt…), rượu, thực phẩm chứa cafein, thực phẩm chứa chất tạo ngọt…

    • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, bởi các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu, xúc động mạnh cũng làm thần kinh kích thích, dẫn đến dạ dày tiết nhiều acid.

    • Nên ăn thức ăn mềm, hạn chế chiên xào, nên ăn các thức ăn chế biến ở dạng luộc, hấp.

    • Không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng lên sinh ra nhiều acid có hại.

    • Cũng không nên để bụng đói khiến cơn đau dạ dày càng trầm trọng.

    • Nên ăn đúng giờ, đủ lượng.

    • Nên nhai kỹ, bởi khi nhai sẽ tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm các acid và bão hòa acid trong dạ dày.

    • Uống nước đúng cách (trước khi ngủ dậy và 1h sau khi ăn), uống nhiều nước sau bữa ăn có thể làm loãng dịch vị dạ dày, khiến bệnh trầm trọng hơn.

    • Giữ ấm vùng bụng vì khi bụng nhiễm lạnh chức năng tiêu hóa của dạ dày cũng giảm sút.

    Bên cạnh 7 thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày ở trên, một số thực phẩm như bạc hà, nước dừa, trà thảo dược… cũng được xem là các món mà người bệnh dạ dày có thể tin tưởng. Hy vọng với những chia sẻ trên phần nào có ích với các bạn, nhất là những ai đang gặp rắc rối về căn bệnh phiền phức này.