9 thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất, không phải ai cũng biết

9 thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất, không phải ai cũng biết

Các nội dung chính [Ẩn]

    Khi mà thực phẩm biến đổi gen (GMO) đang ngày càng phổ biến và mức độ an toàn của của nó vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi thì việc dán nhãn non - GMO (thực phẩm không chứa GMO) là điều vô cùng cần thiết. 

    Đó là với thực phẩm không chứa GMO, còn dĩ nhiên sẽ không có thực phẩm nào dán nhãn GMO để chỉ rằng đây là thực phẩm biến đổi gen. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần chủ động trang bị kiến thức để nhận diện cũng như lựa chọn được thực phẩm đảm bảo an toàn. Dưới đây là 9 loại thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất dành cho những ai chưa biết.

    Tham khảo Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là gì? GMO có gây hại cho sức khỏe không? 

    1. Ngô  

    Ngô là một trong những cây trồng được biến đổi gen đầu tiên và phổ biến nhất. Hiện tại Việt Nam rất nhiều giống ngô biến đổi gen được nhập về và được trồng tại nhiều vùng. Các loại ngô này được chế biến thành các sản phẩm như bột bắp, dầu bắp, tinh bột bắp, bột ngọt… 

    2. Đậu nành

    Hiện tại Việt Nam có khoảng 85% đậu nành trên thị trường là đậu nành biến đổi gen. Đậu nành được sử dụng rất nhiều trong sản xuất và chế biến các thực phẩm khác nhau từ sữa, đậu phụ, bột đậu nành….

    3. Củ cải đường

    Vì đặc tính phát triển chậm nên người ta nhân giống củ cải đường biến đổi gen để thúc đẩy tăng trưởng, tăng sản lượng và thời gian thu hoạch từ đó tăng lợi nhận, đáp ứng nhu cầu cao của người dùng.

    4. Khoai tây

    Khoai tây dễ bị bệnh mốc sương, do đó các nhà khoa học áp dụng phương pháp biến đổi gen để ngừa sâu bệnh, đặc biệt là kháng mốc sương, từ đó tăng năng suất.

     5. Cà chua

    Cà chua là thực phẩm đầu tiên bị biến đổi gen ở Mỹ, phương pháp biến đổi gen giúp cà chua to hơn và ruột mọng đỏ hơn. Đồng thời biến đổi gen giúp rút ngắn thời gian và tăng năng suất. Hiện ở Việt Nam, cà chua biến đổi gen được trồng tại nhiều khu vực bao gồm cả cà chua thường và cà chua bi.

    6. Bí đao

    Bí đao biến đổi gen nhằm loại bỏ nguy cơ nhiễm một số loại virus gây bệnh. Tuy nhiên các nhà khoa học lo ngại rằng bí đao biến đổi gen sẽ phát triển nhanh chóng ở một số khu vực nằm ngoài kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng các vấn đề về môi trường.

    7. Dầu

    Dầu biến đổi gen được tạo ra từ các loại hạt biến đổi gen với khả năng kháng thuốc diệt cỏ cao hơn. Các loại dầu biến đổi gen dùng trong nấu ăn, chế biến các món như khoai tây chiên hoặc làm hương liệu…

    8. Gạo vàng

    Gạo vàng là giống gạo biến đổi gen được tạo ra nhằm tăng cường hàm lượng beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A sau khi cơ thể tiêu thụ, từ đó giảm thiểu các bệnh liên quan đến thiếu hụt vitamin A, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ em.

    9. Cá hồi

    Cá hồi được biến đổi gen nhằm mục đích kinh doanh, giống cá biến đổi gen sẽ giúp cá phát triển nhanh và có kích cỡ gấp đôi giống cá tự nhiên, tăng năng suất.

    Trên đây chỉ là 9 loại thực phẩm biến đổi gen phổ biến nhất mà bạn có thể nắm. Thực tế cuộc sống càng hiện đại, sự hiện hữu của thực phẩm biến đổi gen ngày một nhiều. 

     

    Điều đáng nói là bằng mắt thường người tiêu dùng khó có thể nhận diện được đâu là thực phẩm chứa GMO. Do đó, đối với những ai không muốn sử dụng thực phẩm chứa GMO có thể chọn các thực phẩm có chứng nhận non -GMO (không biến đổi gen).

     

    Ở góc độ an toàn, ngoài non - GMO thì thực phẩm cần đáp ứng tiêu chí không tồn dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu. Với tiêu chí này, thực phẩm hữu cơ được xem là giải pháp an toàn hàng đầu cho người tiêu dùng hiện nay.

     

    THỰC PHẨM HỮU CƠ - LỰA CHỌN AN TOÀN CAO NHẤT CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG.

    Thay vì lăn tăn thực phẩm dán nhãn non - GMO có đáp ứng các tiêu chuẩn trồng trọt, chăn nuôi an toàn hay không. Người tiêu dùng thông thái tìm đến thực phẩm hữu cơ. Dòng thực phẩm đáp ứng tiêu chí an toàn cao nhất hiện nay và non -GMO là một trong những điều kiện bắt buộc.

    Không biến đổi gen GMO

    Không sử dụng giống biến đổi gen GMO là một trong những điều kiện nằm trong quy trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản khắt khe của các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ như chứng nhận USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, EU (Liên minh châu Âu)...

    Thay vào đó giống cây trồng, vật nuôi là giống hữu cơ thuần chủng. Đây cũng là lý do khi tiêu thụ thực phẩm hữu cơ bạn sẽ thấy rau củ quả hữu cơ không có kích thước quá lớn, hình dáng không đồng đều mà thường sẽ có quả to quả nhỏ, màu sắc và hương vị thơm ngon tự nhiên.

     

    Không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học

    Không chỉ dừng lại ở khâu chọn giống, quy trình nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch đạt tiêu chuẩn hữu cơ bắt buộc không có sự can thiệp của thuốc trừ, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng… Điều này giúp thành phẩm thu hoạch đảm bảo tiêu chí an toàn cao nhất khi đến tay người tiêu dùng.

     

    Không sử dụng chất bảo quản 

    Đối với các thực phẩm ở dạng chế biến được chứng nhận hữu cơ người tiêu dùng an tâm không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

    Như vậy, khi mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen GMO vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi thì hơn ai hết người tiêu dùng cần tỉnh táo trang bị, cập nhật kiến thức về GMO để có lựa chọn cho riêng mình đảm bảo an toàn nhất.