Bí kíp giúp người tiểu đường “ăn Tết” khỏe mạnh
-
Người viết: Nguyễn Ngọc Thương Thùy
/
Các nội dung chính [Ẩn]
Đối với người tiểu đường, “ăn Tết” sao cho vui, khỏe luôn là nỗi băn khoăn lớn. Thế nhưng, đừng để nỗi lo lắng ấy phá hỏng kỳ nghỉ tuyệt vời của bạn bên gia đình và bạn bè. Hãy cùng Organica điểm qua những bí kíp để lựa chọn, sử dụng thực phẩm Tết một cách khôn ngoan nhé.
1. Thực phẩm, món ăn người tiểu đường cần kiêng ngày Tết
Tết là ngày hội của những thức ăn giàu tinh bột, chất béo, đường. Đây thực sự là nỗi ám ảnh với người tiểu đường, bởi nếu không kiểm soát tốt, chỉ số đường huyết tăng cao gây ra các biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số thực phẩm, món ăn phổ biến người tiểu đường cần kiêng trong dịp Tết:
Bánh chưng, bánh tét
Mứt, hạt dưa, hạt bí
Tinh bột (cơm, miến, phở, bánh đa...)
Trái cây nhiều đường
Dưa muối, thức ăn nhiều muối
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào
Sữa, chất béo từ động vật, gan, nội tạng
Rượu, bia, nước ép trái cây giàu đường
…...
2. Ăn đúng bữa, đúng giờ
Những cuộc vui ngày Tết khiến thời gian ăn uống của nhiều người bị đảo lộn, thậm chí là bỏ bữa. Tuy nhiên, với người bị tiểu đường, điều này cực kỳ tệ hại, thói quen ăn uống thất thường sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết. Vậy nên hãy cố gắng duy trì thời gian biểu, nếu không hãy thủ sẵn cho mình một vài món ăn nhẹ vào các thời điểm trong ngày để ngăn ngừa phản ứng do hạ đường huyết.
3. Ăn Tết chọn lọc
Nếu bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của bánh chưng, bánh tét, chả giò, bánh mứt… Vậy thì hãy thưởng thức chúng một cách khôn ngoan. Cụ thể, thay vì ăn hết một phần lớn bánh chưng bạn hãy ăn từng ít một, một ít bánh chưng cùng dưa món, một ít chả giò với rau sống, salad… Nếu bạn đã ăn chả giò thì đừng ăn thịt kho tàu, hãy cố gắng mỗi nhóm thực phẩm chỉ nên ăn một ít để có cái gọi là thưởng thức Tết. Sử dụng gạo lứt thay vì gạo trắng, bánh phở gạo lứt thay vì miến dong sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Dĩ nhiên, bạn cần chủ động trang bị cho mình những thực phẩm ít đường, ít tinh bột, dành riêng cho người tiểu đường đã được bác sĩ khuyến cáo. Với trái cây, hãy chọn những trái cây ít đường như táo, thanh long, ổi, bưởi, đu đủ.. Tăng cường các loại rau như súp lơ, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây… Đối với bánh kẹo cũng vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình bánh kẹo dành riêng cho người tiểu đường, bánh yến mạch, bánh quinoa, ưu tiên sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, quả la hán, nên hạn chế ăn các loại mứt, hạt bí, hạt dưa, socola, kẹo… Đối với thức uống, hãy chọn những thức uống dành riêng cho người tiểu đường, uống trà, nên tránh uống bia, rượu, bạn có thể nhấm nháp một ít rượu vang, tối đa 200ml/ngày.
4. Đừng quên vận động
Vận động sẽ giúp bạn đốt cháy năng lượng, cân bằng được tình trạng ăn nhiều trong dịp Tết, chúng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Bạn có thể chơi đùa với con cháu, gia đình, chạy bộ, đá banh… Ngoài ra, một tinh thần tốt, ý chí vững vàng là điều mà người bị tiểu đường cần có để tránh được các cám dỗ của mâm cỗ Tết. Đừng quên uống thuốc và đo nồng độ đường huyết thường xuyên để hạn chế các rủi ro.
5. Quinoa - “cứu tinh” dành cho người tiểu đường
Có thể nói, trong số các loại hạt thì diêm mạch (Quinoa) được mệnh danh là thực phẩm “vua” dành cho người tiểu đường. Cụ thể, chỉ số đường huyết (GI) của diêm mạch cực kỳ thấp 53 so với gạo trắng là 70, chưa kể chúng rất giàu chất chơ. Do đó, đối với người tiểu đường, quinoa được xem là thực phẩm lý tưởng để thay thế cho cơm trắng.
Đặc biệt, diêm mạch có khả năng kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả. Đây cũng là cách để bạn kiềm chế cơn thèm với sự đa dạng thực đơn trong dịp Tết. Với diêm mạch, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn như salad, tráng miệng, nấu cơm, làm sữa, nấu cháo, mix với dầu oliu, chuối, nho cũng vô cùng hấp dẫn, ăn với khoai tây nghiền cũng vô cùng hấp dẫn.
Tết là dịp cơ thể dung nạp nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn giàu tinh bột, đường và chất béo. Chính vì vậy, không chỉ người bị tiểu đường cần thận trọng mà mỗi người cũng cần có cho mình chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tránh các mối nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là vấn đề ngộ độc thực phẩm.