Chăm sóc da từ bên trọng để tránh rạn da khi mang thai

Chăm sóc da từ bên trọng để tránh rạn da khi mang thai

Các nội dung chính [Ẩn]

    Ngoài những cách chăm sóc da từ bên ngoài thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa hiện tượng rạn da khi mang thai.

    Mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân gây rạn da và cách phòng tránh thích hợp nhé!

    Hiện tượng rạn da khi mang thai

     

    Rạn da là hiện tượng dễ gặp phải ở phụ nữ mang thai, gây mất thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu.

    Hiện tượng rạn da khi mang thai thường xảy ra khi mẹ bầu tăng cân nhanh so với mức co dãn của da. Nơi thường xảy ra các vết rạn ở vùng bụng, ngực, mông hoặc bắp tay, bắp đùi. Các vết rạn thường có màu tím, đỏ hay trắng tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu và thường chuyển thành màu sẫm hơn sau khi sinh.

    Khoảng 90% mẹ bầu gặp phải hiện tượng rạn da này, thời điểm thường gặp nhất là trong giai đoạn tháng 6 - 7 của thai kỳ, vết rạn sẽ lớn dần theo cân nặng của mẹ.

    Bà bầu nào dễ bị rạn da trong thai kỳ?

    Dù là hiện tượng phổ biến nhưng cũng có những mẹ bầu không gặp phải tình trạng này. Rạn da khi mang thai có xảy ra hay không phụ thuộc vào các yếu tố như di truyền, cơ địa hay độ tăng cân của mẹ:

    • Yếu tố di truyền: nếu có chị/em gái từng bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này cũng khá cao.

    • Tuổi tác: mẹ bầu mang thai khi đã quá lớn tuổi hoặc ít tuổi (thường là trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi).

    • Đã rạn da ở tuổi dậy thì: nguy cơ mẹ bầu tiếp tục rạn da khi mang thai là khá cao.

    • Thiếu dưỡng chất cho da: việc mẹ bầu không chăm sóc da thường xuyên khi mang thai dễ khiến da yếu, nhanh lão hóa.

    • Lười vận động: tỉ lệ bị rạn da của các mẹ bầu lười vận động sẽ cao hơn các bà mẹ khác.

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rạn da khi mang thai

    Thay đổi hormone

    Khi mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều, nhất là từ giai đoạn tháng 3 thai kỳ trở đi. Đây là lúc thai nhi và nhau thai tiết ra rogesterone và hoocmon estrogen, chúng kích thích sắc tố da tăng lên.

    Nguyên nhân tại sao các vết rạn da thường có màu sẫm hơn là do hiện tượng trên.

    Do cơ địa

    Đối với những mẹ bầu có cấu trúc da bền vững hay độ đàn hồi cao sẽ ít gặp phải hiện tượng rạn da khi mang thai.

    Do di truyền

    Như đã nói bên trên, nếu có chị hoặc em gái từng bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này  khá cao.

    Do cân nặng tăng đột ngột

    Cùng với sự lớn lên của thai nhi, cân nặng tăng đột ngột cũng khiến da bị kéo dãn quá nhanh, gây ra hiện tượng rạn da khi mang thai. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai.

    Mẹ bầu khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai như thế nào?

    Hiện tượng rạn da khi mang thai không chỉ gây mất thẩm mỹ cho mẹ mà còn để lại hậu quả trong thời gian dài, thậm chí không bao giờ biến mất.

    Một số trường hợp các vết rạn da cũng gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho mẹ, vì vậy mẹ bầu cần ngăn ngừa hiện tượng rạn da khi mang thai.

    Chăm sóc, bổ sung dưỡng chất cho da

    Mẹ bầu nên chăm sóc da từ bên ngoài lẫn bên trong, giúp da khỏe, tăng tính đàn hồi, làm giảm nguy cơ rạn da khi mang thai.

    Những loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho da như dâu tây, việt quất, thực phẩm giàu vitamin E và Omega-3,... Mẹ bầu cũng có thể dùng kem dưỡng da mỗi ngày.

    Gợi ý thực phẩm giúp hạn chế hiện tượng rạn da khi mang thai cho mẹ bầu:

    • Nhóm thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, cải bó xôi,...

    • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A như ớt chuông, cà rốt, khoai lang,...

    • Nhóm thực phẩm giàu vitamin E như cải xanh, các loại hạt,...

    • Vitamin D giúp giảm nguy cơ rạn da khi mang thai, các loại ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà hay các sản phẩm từ sữa cũng rất tốt.

    • Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 và Omega-6 giúp da luôn mịn màng, có nhiều trong cá hồi, dầu cá hay hạt óc chó,...

    Kiểm soát cân nặng khi mang thai

    Các mẹ nên kiểm soát cân nặng khi mang thai, không nên để cơ thể tăng cân quá đột ngột, vừa dễ gây ra hiện tượng rạn da khi mang thai lại vừa không tốt cho thai nhi.

    Duy trì độ ẩm cần thiết cho da

    Bằng việc tham khảo hướng dẫn của các chuyên gia da liễu hoặc kinh nghiệm dưỡng da cá nhân, các mẹ nên giữ da luôn có độ ẩm cần thiết. 

    Các mẹ cũng tăng cường dưỡng ẩm vào những vị trí dễ xảy ra hiện tượng rạn da khi mang thai.

    Duy trì luyện tập thể thao

    Vận động đều đặn không chỉ giúp tăng độ đàn hồi cho da mà còn hạn chế hiện tượng rạn da khi mang thai. Tuy nhiên các mẹ cũng nên có những bài vận động phù hợp, không quá nặng để ảnh hưởng đến em bé.

    Uống nhiều nước

    Mẹ bầu nên uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, nước rất tốt cho da.

    Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên, các loại kem dưỡng,... để massage thường xuyên cho da, tẩy tế bào chết cũng là cách tốt để ngăn ngừa hiện tượng rạn da khi mang thai.

    Nhìn chung hiện tượng rạn da khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi nhưng lại để lại những hậu quả xấu cho mẹ. Các mẹ hãy áp dụng những biện pháp dinh dưỡng thích hợp để chăm sóc tốt cho da, giúp da giữ được vể đẹp vốn có sau sinh nhé!

    Sản phẩm chống rạn da khi mang thai của Organica

    Hỗn hợp việt quất, phúc bồn tử và dâu tây hữu cơ OOB chứa nhiều vitamin và chất xơ, tăng tính đàn hồi da cho mẹ. 

    Khoai lang hữu cơ của Organica giàu chất xơ, Vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant), vitamin B6, kali, sắt,... rất tốt cho da.

    Ngũ cốc giòn Muesli mix trái cây hữu cơ Sottolestelle với thành phần như yến mạch, nho khô, đường mía, dầu hướng dương có hàm lượng oleic cao, ngũ cốc bắp,... giàu Omega, hỗ trợ làm giảm cholesterol rất tốt cho mẹ.