Cháo cho bé ăn dặm, nên chọn loại gạo nào để nấu ngon như “ngoài hàng”?
-
Người viết: Nguyễn Ngọc Thương Thùy
/
Các nội dung chính [Ẩn]
Lo ngại cháo dinh dưỡng bán sẵn không đảm bảo vệ sinh, hầu hết các bà mẹ đều tìm mua gạo tự nấu cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, nên chọn loại gạo nào để cháo nấu ra vừa giàu dinh dưỡng, vừa ngon lại sánh nhuyễn kích thích vị giác của bé vẫn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm?
Dưới đây là những chia sẻ giúp mẹ biết cách nên chọn loại gạo nào nấu cháo cho bé ăn dặm là tốt nhất, mẹ đừng bỏ qua nhé!
1. Gạo nấu cháo cho bé ăn dặm: Cần đảm bảo yếu tố dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để cho bé ăn dặm, bắt đầu bằng các thức ăn dạng lỏng như sữa mẹ (nước cơm, thịt, cá, rau củ), sau đó khi bé quen thì đổi sang cháo loãng và thường thì khi đủ 9-10 tháng tuổi, bé sẽ chuyển sang ăn cháo xay nhuyễn dạng đặc hơn. Lúc này, cơ thể bé cần cung cấp nhiều dinh dưỡng, dưỡng chất từ gạo cũng cần được đảm bảo. Do đó, khi chọn gạo nấu cháo cho bé, mẹ cần tìm loại gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Để biết gạo nào chứa dinh dưỡng cao, mẹ có thể dựa vào các tiêu chí như:
- Gạo mới (gạo sau khi thu hoạch, không phải là gạo để lâu ngày)
- Gạo còn cám (không bị tẩy trắng)
- Gạo được sử dụng giống thuần chủng, giống đất tốt, giàu dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác giúp cây trồng phát triển tốt, thu về hạt gạo đầy, chắc.
2. Gạo nấu cháo cho bé ăn dặm cần có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng, khi lựa chọn gạo, mẹ cần đảm bảo gạo có nguồn gốc rõ ràng, gạo chất lượng tốt, không tồn dư hóa chất, chất bảo vệ thực vật hay bất cứ chất bảo quản nào. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ tránh được các tấn công từ hóa chất bên ngoài, nhất là trong thời điểm hệ tiêu hóa và sức đề kháng của bé đang còn rất non nớt.
Hiện nay, gạo sạch và gạo hữu cơ là 2 loại gạo đang được các bà mẹ tin dùng vì mức độ an toàn. Tuy nhiên, gạo hữu cơ vẫn chiếm ưu thế vượt trội nhờ sự rõ ràng trong các chứng nhận giúp người sử dụng an tâm về chất lượng. Cụ thể, gạo hữu cơ cam kết:
- Không hóa chất
- Không GMO
- Không tồn dư kim loại nặng
- Không thuốc bảo vệ thực vật
- Không thuốc trừ sâu
- Không chất tạo màu
- Không tẩy trắng
- Không chất bảo quản
- Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng
Không chỉ an toàn, gạo hữu cơ còn sở hữu hương vị thơm ngon tự nhiên. Vì không sử dụng chất bảo quản nên sau khi nấu cháo sẽ bảo quản được lâu hơn, không bị thiu, hỏng như gạo thông thường.
3. Gạo nấu cháo cho bé ăn dặm: Nên chọn loại nào?
Rất nhiều mẹ bỉm sữa sau khi nấu cháo cho bé gặp phải trường hợp là bé không chịu ăn hoặc ăn ít, không hứng thú, thậm chí là táo bón. Một trong những nguyên nhân chính là vì mẹ chọn sai loại gạo, khiến hạt gạo sau khi nấu thành cháo không sánh nhuyễn, đặc như “ngoài hàng”.
Lời khuyên là khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ nên chọn gạo tấm 9 (ví dụ như gạo tấm Nàng Keo) vì sau khi nấu, gạo tấm cho ra hạt cơm mềm, bé dễ tiêu thụ. Mẹ nên bắt đầu từ cháo loãng, sau đó tăng dần độ đặc. Để bé không nhàm chán, mẹ cần luân phiên thay đổi loại gạo (gạo xát dối, gạo lứt, gạo nếp…). Mẹ cũng có thể kết hợp một số gạo như gạo trắng với gạo nếp với nhau… Mỗi bé sẽ có những sở thích khác nhau, do đó cách tốt nhất là mẹ nên thay đổi liên tục để biết được bé thích loại gạo nào.
4. Hướng dẫn nấu cháo cho bé ăn dặm ngon như “ngoài hàng”.
Sau khi chọn được loại gạo, phần còn lại nằm ở cách thức nấu của mỗi mẹ. Dưới đây, Organica sẽ hướng dẫn các mẹ một vài tuyệt chiêu để nấu cháo thơm ngon như “ngoài hàng” nhé.
Bước 1: Đun sôi nước (lượng nước tùy vào khả năng ăn thô của bé), thường thì 1 lạng gạo sẽ tương đương với 700ml nước.
Bước 2: Nước sôi “già”, mẹ bỏ gạo vào nồi. Để gạo không dính đáy nồi hay bị cháy mẹ chú ý khuấy đều bằng muôi (vá) nhé.
Bước 3: Để lửa lớn, sôi lại lần 2. Nếu bé ăn cháo nhừ thì nước sôi xong, mẹ giảm lửa để từ 5-7 phút rồi bỏ bình ủ. Ngược lại nếu bé ăn cháo hạt thì sôi xong mẹ tắt bếp rồi bỏ vào bình ủ.
Sau 45 phút cho vào bình ủ là mẹ đã có cháo cho bé ăn, nếu để qua đêm thì sáng cháo sẽ bung hết cỡ. Sau khi lấy cháo ra, mẹ cho thêm rau củ, thịt nấu lại cho chín là có thể cho bé sử dụng. Lưu ý, cháo để trong bình giữ nhiệt tốt chỉ cần ngày chia 3 lần nấu.
Ngoài ra, khi nấu cháo cho bé mẹ cũng cần lưu ý, tránh hâm đi hâm lại nhiều lần vừa mất dinh dưỡng vừa giảm độ ngon của cháo. Không sử dụng xương hầm cháo cho bé, dễ khiến bé bị táo bón, thừa cân. Mẹ không nên chiều ý bé khi bé thích ăn cháo loãng hoài mà tốt nhất nên cố gắng tăng độ thô của cháo cho bé từ từ để bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn thì các mẹ nên cố gắng tự nấu cháo tại nhà cho bé sử dụng. Tuy nhiên, để cháo đủ dinh dưỡng vừa kích thích được vị giác của bé thì mẹ cần biết cách lựa chọn gạo nấu cháo ăn dặm cho bé theo từng độ tuổi. Hy vọng với những chia sẻ trên đã phần nào giúp các mẹ biết cách lựa chọn gạo nấu cháo tốt và phù hợp nhất cho bé nhà mình nhé!