Những sai lầm khi uống sữa nhiều người mắc phải ít ai ngờ tới

Những sai lầm khi uống sữa nhiều người mắc phải ít ai ngờ tới

Các nội dung chính [Ẩn]

    Sai lầm khi uống sữa không chỉ khiến bạn hấp thụ được ít chất dinh dưỡng mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

     

    Ai cũng biết rằng, trong sữa có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. Uống sữa dường như là một thói quen rất tốt để bổ sung dưỡng chất tự nhiên để có một cơ thể cân bằng, khỏe mạnh. Nhưng ít ai biết rằng, uống sữa không đúng cách lại khiến bạn gặp khá nhiều rắc rối trong quá trình hấp thụ cũng như gây cản trở trao đổi chất, nguồn gốc sinh ra nhiều bệnh tật. Vì thế, bạn có thể tìm hiểu về những sai lầm khi uống sữa trong bài viết để chọn lựa được cách uống phù hợp nhất với mình, giúp hấp thụ tối đa dưỡng chất từ sữa.

     

    1/ Uống không đúng liều lượng

     

    Với các loại sữa bột, mọi người thường nghĩ rằng, pha đặc một chút sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, sữa luôn được tính toán với liều lượng pha phù hợp. 1 muỗng sữa luôn tương ứng với số lượng ml nhất định. Vì thế, pha loãng có thể không đủ dinh dưỡng nhưng pha đặc lại gây ra tình trạng đau bụng, táo bón. Hơn nữa, khi uống sữa quá đặc gây no lâu, mọi người thường có cảm giác chán ăn, thậm chí bị xuất huyết đường ruột cấp tính.

     

    2/ Pha sữa cùng với socola

     

    “Sáng kiến” mix sữa với socola để tạo hương vị tuyệt ngon cho cốc sữa. Tuy nhiên, socola và sữa đều là những thực phẩm giàu năng lượng, giàu protein. Hai món kết hợp cùng với nhau có vẻ khá dễ uống nhưng theo các nhà khoa học, hai loại này dễ phản ứng hóa học oxalat canxi. Từ đó sẽ hình thành các chất mới gây hại cho cơ thể.

    3/ Uống sữa cùng với thuốc

     

    Có nhiều loại thuốc được khuyên nên uống cùng sữa để dễ uống hơn. Tuy nhiên, thuốc khi pha cùng sữa gần như sẽ giảm tác dụng. Với những người uống sữa xong sẽ uống thuốc, thì lúc này sữa tạo lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, giảm hiệu quả của thuốc và gây nhiều bệnh cho cơ thể. Vì thế, các bác sĩ khuyên nên uống thuốc và sữa cách nhau từ 1 – 2 tiếng.

     

    4/ Uống sữa cùng hoa quả

     

    Nhiều người có thói quen dùng trái cây cắt nhỏ ép lấy nước pha cùng sữa hoặc sữa chua. Những loại trái cây như dâu, chuối, chanh, cam, dưa… khi kết hợp cùng với sữa sẽ tạo nhiệt trong hệ tiêu hóa, sữa lại tạo cảm giác lạnh. 

    Tính chất đối lập này gây ra phản ứng tiêu hóa, mất cân bằng hệ thống vi sinh khuẩn đường ruột. Dùng chung sữa và trái cây còn có nguy cơ thường xuyên bị cảm lạnh, đau bụng, dị ứng, tiêu chảy…

     

    5/ Đun sôi sữa trước khi uống

     

    Nhiều người có  thói quen đun sôi sữa với mục đích diệt hết vi khuẩn trong sữa để uống đảm bảo hơn. Thói quen này làm cho thành phần lactose bên trong sữa tạo ra hiện tượng thay đổi chất. Những chất này dễ gây ra ung thư, gây nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

    6/ Uống quá nhiều sữa

     

    Vì sữa nhiều dinh dưỡng nên nhiều người thường nghĩ rằng, uống càng nhiều sữa thì cơ thể sẽ càng nạp thêm được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên điều này chính là sai lầm gây ra hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên sử dụng khoảng 600ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để cơ thể có thể hấp thụ hết.

     

    7/ Uống sữa khi đói

     

    Không nên uống sữa khi đói, điều này sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh chóng một lượng lớn canxi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể khi uống sữa sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ.

     

    8/ Uống sữa quá gần bữa ăn

     

    Uống sữa gần bữa ăn cũng là một sai lầm lớn. Một lượng protein được tiêu thụ tạo ra hiện tượng bão hòa. Lượng thức ăn không hấp thụ được triệt để. Nên uống cách bữa ăn 1, 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nên ăn một số thực phẩm chứa tinh bột.

     

    9/ Thêm nhiều đường vào sữa

     

    Sữa cho thêm đường sẽ đúng vị và cảm thấy ngon hơn. Thêm đường là cách để tăng thêm nhiệt lượng carbohydrate cung cấp, nhưng phải chú ý về định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa chỉ nên thêm 5 – 8g đường.

    10/ Sữa càng đắt càng nhiều dinh dưỡng

     

    Trên thực tế, nhiều người yêu thích một số thương hiệu sữa nổi tiếng trên thế giới và cho rằng, sữa càng đắt tiền sẽ càng nhiều chất dinh dưỡng, càng tốt cho sức khỏe. Điều đó không đúng hoàn toàn. Bạn có thể lựa chọn sữa được sản xuất đúng quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ Bộ Y tế và phù hợp với thể trạng của người uống.

     

    Tại sao nên chọn sữa hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng an toàn cho gia đình

     

    Các chuyên gia khuyên mọi người nên chọn lựa sữa hữu cơ để chắc chắn rằng, sữa đó được lấy từ đàn bò chăn nuôi theo phương thức hữu cơ. Toàn bộ thức ăn, thức uống của đàn bò đều được nuôi trồng tự nhiên, hoàn toàn không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu trên đồng cỏ, không dùng phân bón hóa học, không hạt giống biến đổi gen.

     

    Tại Organica có cung cấp đa dạng các loại sữa bột hữu cơ, sữa tươi hữu cơ dành cho mọi lứa tuổi. Sữa hữu cơ được bán tại Organica đều trải qua quá trình sản xuất chặt chẽ từ nguồn sữa tươi đầu vào được lấy từ những trang trại bò sữa theo phương thức organic đến khâu chế biến, đóng gói, bảo quản và phân phối. Tất cả cần được đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

     

    Sữa Organic tốt cho sức khỏe do nguồn thức ăn của bò đều tự nhiên, sạch và sữa của chúng cũng tự nhiên, không chứa hormone tăng trưởng. Cách nuôi thả bò theo phương pháp hữu cơ cũng giúp chúng thoải mái tinh thần, chạy nhảy tự do phơi nắng trên đồng cỏ. Nhờ vậy, nguồn sữa cũng tốt hơn.

     

    Các sản phẩm sữa hữu cơ bán tại Organica đều được chứng nhận hữu cơ từ tổ chức USDA, EU…