Thực phẩm chữa bệnh gout và 5 nguyên tắc bất di bất dịch
-
Người viết: Nguyễn Ngọc Thương Thùy
/
Các nội dung chính [Ẩn]
Thực phẩm chữa bệnh gout hiệu quả khi lựa chọn và áp dụng đúng cách, 5 nguyên tắc dưới đây sẽ là cứu cánh cho bạn khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
1. Ăn ít thịt và cá
Bệnh gout là một trong những bệnh ảnh hưởng trực tiếp từ đường ăn uống, khi nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric ở các khớp dẫn đến chứng đau nhức.
Do đó, nguyên tắc đầu tiên tối quan trọng khi sử dụng thực phẩm để chữa bệnh gout bạn cần nên nhớ đó là nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều axit uric, nhân purin.
Cụ thể là thịt đỏ như thịt bò, thịt ngỗng, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt ngựa, gà tây… thay vào đó nên ăn thịt trắng như thịt gà, vịt…
Đối với hải sản nên hạn chế các loại như cá ngừ, cá thu, cá trích, tôm, cua, ốc, sò… tốt nhất nếu ăn chỉ nên ăn ít hơn 120g mỗi ngày.
Chúng có khả năng làm tăng chuyển hóa acid uric lên cao - nguyên nhân gây ra những cơn bệnh gout cấp tính.
Đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ bệnh nhân vẫn có thể dung nạp vào cơ thể đạm động vật, tuy nhiên chỉ ở mức cho phép, đồng thời cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra đối với một số loại rau như măng tây, nấm, cải bó xôi, súp lơ.. người bị bệnh gout cũng nên hạn chế sử dụng.
2. Nói không với nội tạng động vật
Nguyên tắc thứ 3 khi lựa chọn thực phẩm chữa bệnh gout là nói không với nội tạng động vật, đặc biệt là gan, óc, bầu dục … chứa hàm lượng axit uric cao.
3. Nên sử dụng rau giàu chất xơ, trái cây tươi
Ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, ít hàm lượng purin rất tốt cho bệnh nhân gout và hỗ trợ phòng chống bệnh hiệu quả.
Chất xơ giúp tiêu hóa tốt và làm chậm quá trình hấp thu các dưỡng chất, giúp duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức độ thấp hiệu quả.
Trong đó cà rốt được xem là loại rau củ phù hợp nhất với hàm lượng chất xơ dồi dào và cực kỳ ít purin.
Ngoài ra, một số loại trái cây ít purin bệnh nhân gout có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày như anh đào, nho, oliu, việt quất, dâu...
4. Tránh xa thức uống chứa đường
Nước ép hoa quả, nước tăng lực, soda, nước trái cây đóng chai… là những thức uống được liệt vào danh sách cấm đối với bệnh nhân tiểu đường.
Hàm lượng đường fructose cao có khả năng kích thích cơ thể sản xuất axit uric, làm tăng nguy cơ bị gout và làm cơn gout cấp tái phát tăng lên.
Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng nước uống giải khát chứa đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ bệnh gout ở phụ nữ.
Do đó, mặc dù việm kiểm soát thức uống khá khó khăn, tuy nhiên nếu muốn dứt điểm căn bệnh này bạn cần tập thói quen nói không với các thức uống chứa đường fructose.
5. Tránh xa rượu bia và các thực phẩm chứa cồn
Mặc dù rượu và các đồ uống có cồn có hàm lượng purin thấp nhưng chúng lại là thành phần có thể chuyển đổi thành axit axetic khi đi vào trong cơ thể dẫn đến việc ức chế bài tiết axit uric trong thận, làm tăng axit uric dẫn đến bệnh gout.
Đặc biệt, lạm dụng rượu bia còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày, tiểu đường, gan, thận...
Đây cũng là một trong lý do mà các căn bệnh này thường gặp ở cánh mày râu, đặc biệt là sau tuổi 40.
Chính vì vậy, tốt nhất nếu bị gout bạn nên kiêng rượu bia để giảm thiểu các cơn đau, hỗ trợ điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang có ý định giảm cân thì nên giảm từ từ với chế độ ăn uống khoa học, không nên giảm cân đột ngột bằng các biện pháp phản khoa học.
Ngày nay bệnh gout trở nên phổ biến, bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh oái ác này. Do đó, dù bị bệnh hay chưa bị bệnh bạn cũng nên tìm hiểu, lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn và hạn chế các thực phẩm có thể gây bệnh.
Hy vọng với 5 nguyên tắc sử dụng thực phẩm chữa bệnh gout ở trên đã phần nào mang đến những thông tin bổ ích cho các bệnh nhân cũng như những ai quan tâm đến căn bệnh này.